Kiểu viết trong SI Hệ_đo_lường_quốc_tế

  • Các ký hiệu được viết bằng chữ thường, ngoại trừ các ký hiệu lấy theo tên người. Điều đó có nghĩa là ký hiệu cho đơn vị đo áp suất của SI, lấy tên của Blaise Pascal, là Pa, trong khi đơn vị đo tự bản thân nó là pascal. Trong danh mục chính thức của SI chỉ có 1 ngoại lệ duy nhất trong quy tắc viết hoa, đó là ký hiệu của lít. Nó có thể viết là l hay L đều được chấp nhận.
  • Các ký hiệu được viết theo số ít. Ví dụ trong tiếng Anh phải viết là "25 kg" chứ không phải "25 kgs". Trong tiếng Việt, điều này không ảnh hưởng gì do không có sự khác nhau trong cách gọi theo số nhiều và số ít.
  • Các ký hiệu, dù là viết tắt nhưng không có dấu chấm (.) ở cuối.
  • Được khuyến khích sử dụng các ký hiệu theo kiểu viết Roman thường (ví dụ, m cho mét, L hay l cho lít), để có thể dễ dàng phân biệt với các ký hiệu của biến (tham số) trong toán họcvật lý (ví dụ, m cho tham số khối lượng, l cho tham số chiều dài).
  • Một dấu cách giữa số và ký hiệu: 2.21 kg, 7.3x102 m2. Có 1 ngoại lệ trong trường hợp này. Ký hiệu của góc phẳng như độ, phút và giây (°, ′ và ″) được đặt liền ngay sau giá trị số mà không có khoảng trống.
  • SI sử dụng các khoảng trống để tách các số (phần nguyên) theo từng bộ ba chữ số. Ví dụ 1 000 000 hay 342 142 (hoàn toàn không giống với việc sử dụng các dấu chấm hay phẩy trong các hệ đo lường khác, như 1.000 hay 1.000.000).
  • SI sử dụng dấu phẩy duy nhất để chia tách phần thập phân cho đến năm 1997. Số "hai mươi tư phẩy năm mươi mốt" được viết là "24,51". Năm 1997 CGPM quyết định rằng dấu chấm sẽ là dấu chia tách phần thập phân cho các văn bản mà trong đó chủ yếu là tiếng Anh ("24.51"); dấu phẩy sẽ là dấu chia tách phần thập phân cho các văn bản bằng ngôn ngữ khác.
  • Ký hiệu cho các đơn vị được suy ra từ các đơn vị đo khác bằng cách nhân chúng với nhau được kết nối với nhau với một khoảng trống hoặc một dấu chấm (·) ở giữa, ví dụ N m hay N·m.
  • Ký hiệu được tạo thành do việc chia của hai đơn vị đo được kết nối với nhau bằng dấu gạch chéo (/), hoặc được viết dưới dạng số mũ với lũy thừa âm, ví dụ "m/s", hay "m s-1" hay "m·s-1" hoặc m s {\displaystyle {\frac {\mbox{m}}{\mbox{s}}}} . Dấu gạch chéo không được sử dụng nếu như kết quả là phức hợp, ví dụ "kg·m-1·s-2", không phải là "kg/m·s²".
  • Nếu không dùng tên Việt hóa của các đơn vị nên viết mét, lít và gam thành metre, litre và gram – thay vì meter, liter và gramme.

Với một số ngoại lệ (chẳng hạn bia tươi được bán ở Anh) hệ thống có thể được sử dụng hợp pháp tại mọi quốc gia trên thế giới và rất nhiều quốc gia không cần thiết phải duy trì định nghĩa của các đơn vị đo khác. Các quốc gia khác vẫn còn công nhận các đơn vị đo phi SI (ví dụ như Mỹ hay Anh) cần phải định nghĩa các đơn vị đo lường theo thuật ngữ của các đơn vị đo của SI; ví dụ, 1 inch thông thường được định nghĩa bằng chính xác 0.0254 mét. Tuy nhiên, tại Mỹ, các khoảng cách địa lý không được định nghĩa lại do sai số tích lũy nó có thể để lại và một lý do khác là survey footsurvey inch (là 2 đơn vị đo chiều dài sử dụng trong công tác lập bản đồ) vẫn là các đơn vị đo tách biệt. (Đây không phải là vấn đề cho Anh, bởi vì Ordnance Survey (tổ chức lập bản đồ ở Anh) đã lập các bản đồ theo hệ mét từ trước Đại chiến thế giới lần thứ hai.) (Xem hệ đo lường để hiểu thêm về lịch sử phát triển của các đơn vị đo.)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_đo_lường_quốc_tế ftp://cam.ctan.org/tex-archive/macros/latex/contri... http://www.encyclopedia.com/doc/1G2-2830903071.htm... http://www.engnetglobal.com/tips/convert.aspx http://www.metricationmatters.com/docs/WilkinsTran... http://www.metricationmatters.com/docs/WilkinsTran... http://lamar.colostate.edu/~hillger/pdf/Practical_... http://physics.nist.gov/Pubs/SP330/sp330.pdf http://physics.nist.gov/cuu/Units/bibliography.htm... http://www.nist.gov/customcf/get_pdf.cfm?pub_id=32... http://www.nist.gov/pml/pubs/sp811/index.cfm